Đúc nhôm và những thông tin khái quát

Yếu tố chính về việc giảm khối lượng vật liệu thúc đẩy nhu cầu về đúc nhôm và các bộ phận làm từ kim loại màu tăng lên trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, các tính chất khác như dẫn điện và nhiệt, độ bền cơ học, khả năng chịu mài mòn cũng thu hút sự chú ý của các nhà sản xuất trong nhiều lĩnh vực ứng dụng.

Với các tính chất cơ học đặc thù, công nghệ đúc nhôm có thể sử dụng để tạo ra các chi tiết phức tạp. Yêu cầu khắt khe về an toàn trong ô tô, điện tử và hàng không vũ trụ. Và nhôm được ứng dụng rộng rãi để sản xuất các bộ phận của thiết bị chiếu sáng đến các dụng cụ nhà bếp với chi phí hợp lý.

Để sản xuất sản đúc nhôm, ba công nghệ phổ biến có thể kể ra gồm:

- Đúc áp lực cao - High Pressure Die Casting (HPDC)

Đúc trọng lực hay còn gọi là Đúc rót- Gravity die casting (GDC)

- Đúc áp lực thấp - Low Pressure Die Casting (LPDC).

Tùy từng trường hợp cụ thể có thể sử dụng chỉ mình khuôn thép (permanent casting). Hoặc sử dụng khuôn thép kết hợp lõi cát (semi-permanent casting) như với công nghệ đúc trọng lựcáp lực thấp.

Đặc tính công nghệ

Ưu điểm chính của các phương án nêu trên chính là khả năng tích hợp tự động hóa vào quy trình sản xuất quy mô. Việc này đã và đang được ứng dụng rất phổ biến với các nhà sản xuất chi tiết có khối lượng lớn.

Tùy thuộc vào ứng dụng cụ thể, thành phần hợp kim dùng trong đúc nhôm có thể thay đổi. Phụ thuộc vào mức độ phức tạp về biên dạng và độ dày của sản phẩm cũng như mật độ và cường độ kim loại. Kết hợp cùng với sản lượng sản phẩm và đơn giá tính trên từng sản phẩm mà nhà sản xuất có thể chọn ra giải pháp đúc nhôm và dây chuyền tự động hóa phù hợp.

Trên thế giới có các đơn vị đúc nhôm tên tuổi như MAGNA; GF CASTING; NEMAK; DGS... Đây là những nhà cung cấp chính cho các hãng xe lớn bao gồm: Daimler, BMW, Audi, Ferrary, ...

Tại Việt Nam, công nghệ đúc nhôm vẫn đang rất sơ khai, tuy nhiên với làn sóng đầu tư ngày càng lớn. Công nghệ ngày càng phát triển, chúng tôi tin một ngày không xa sẽ có các nhà máy tên tuổi của Việt Nam tiến xa và vươn ra tầm thế giới.

Đúc áp lực cao, đúc trọng lực và đúc áp lực thấp

Thế nào là đúc áp lực cao (HPDC)?

Trong quá trình đúc áp lực cao, kim loại nóng chảy hoặc hợp kim được điền đầy vào khuôn với tốc độ và áp suất cao. Quá trình này tạo ra các linh kiện đúc nhôm có độ chính xác cao, bề mặt vượt trội, tính đồng nhất tuyệt vời và tính chất cơ học tối ưu.

Thế nào là đúc trọng lực (GDC)?

Quá trình đúc rót (đúc trọng lực), kim loại nóng chảy được đổ trực tiếp vào khuôn (Khuôn thép hoặc khuôn thép có lõi cát). Công nghệ đúc trọng lực có thể tạo ra các vật đúc có thành dày, chất lượng cao với các thuộc tính cơ học tuyệt vời.

Thế nào là đúc áp lực thấp (LPDC)?

Trong quá trình đúc áp lực thấp, khuôn được điền đầy kim loại từ nồi nấu có bộ tạo áp, với áp suất khoảng 0,7 bar. Quá trình này nhằm mục đích sản xuất các bộ phận đối xứng dọc trục như bánh xe ô tô. Cũng có tên gọi khác là Đúc đảo ngược (CPC).

Các giải pháp phục vụ công nghệ đúc nhôm

Máy đúc áp lực cao

Lựa chọn máy đúc áp lực 2 tấm (Two platen) không trục khuỷu (Tongle free) cho các dây chuyền sản xuất có tính linh động cao hoặc máy 3 tấm (Three platen) hướng tới hiệu năng tuyệt vời.

Dây chuyền tự động hóa

Áp dụng tự động hóa trong dây chuyền đúc bằng cách tích hợp toàn bộ thiết bị ngoại vi với máy đúc nhôm, từ lò nấu nhôm cho đến tự động mài cắt ba-via sản phẩm sau đúc.

Đúc trọng lực và giải pháp Turn-key

Giải pháp tích hợp vào dây chuyền đúc trọng lực (đúc rót) với tính linh động và cá nhân hóa cao, chúng tôi có thể hỗ trợ từ khâu tư vấn thiết kế đến chuyển giao công nghệ.

Dây chuyền đúc áp lực thấp

Lựa chọn đúc áp lực thấp (Low pressure die casting) khi sản xuất các chi tiết quan trọng của ô tô: Bánh xe, Hệ thống treo, Tay lái và động cơ

TÌM HIỂU THÊM THÔNG TIN

Gửi e-mail tới: info@nsdvn.com và chuyên gia sẽ liên hệ với quý vị. Chúng tôi muốn mang lại cho khách hàng những giải pháp tốt nhất.

Liên hệ với chúng tôi